3 loại phí bán hàng trên Shopee bạn không nên bỏ qua

0
1562
5/5 - (1 bình chọn)

Có 3 loại phí bán hàng trên Shopee mà bạn không nên bỏ qua khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam này. Việc nắm được các loại phí bán hàng sẽ giúp bạn tính toán được các chi phí và tính giá bán ra cho hợp lý.

Cùng tìm hiểu rõ hơn về các loại phí bán hàng trên Shopee ở dưới bài viết sau!

TẠI SAO NÊN BÁN HÀNG TRÊN SHOPEE?

Shopee không chỉ là một sàn thương mại điện tử được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam mà hiện nay còn đang là sàn thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á và nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác.

TẠI SAO NÊN BÁN HÀNG TRÊN SHOPEE

Có thể thấy được rằng Shopee đang làm rất tốt cả với người mua lẫn người bán về những chính sách và cách vận hành. Chỉ riêng tại Việt Nam, mỗi tháng có khoảng 80 triệu người truy cập vào nền tảng này. Đây là một lượng khách hàng tiềm năng vô cùng tuyệt vời nếu bạn bán hàng trên Shopee.

Ngoài ra còn nhiều lý do khác mà bạn nên bán hàng trên sàn Shopee:

  • Đăng ký tài khoản bán hàng Shopee nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí
  • Được tạo các chương trình khuyến mãi và giảm giá riêng
  • Được tham gia các chương trình sale lớn do Shopee tổ chức
  • Được sử dụng các công cụ xúc tiến bán hàng như Freeship Extra, Hoàn xu Extra
  • Sử dụng Shopee ADS tiếp cận khách hàng nhanh hơn và chính xác hơn
  • Hướng dẫn xây kênh bán hàng từ A-Z với Shopee University
  • Chuyên viên hỗ trợ chuyên nghiệp

NHỮNG LƯU Ý KHI BÁN HÀNG TRÊN SHOPEE

Khi bán hàng trên Shopee, bạn cần lưu ý những vấn đề sau để bán hàng được hiệu quả hơn và tránh các lỗi bị phạt.

  • Phí bán hàng: nắm rõ phí bán hàng để tính toán các chi phí và tính giá bán ra hợp lý
  • Xây dựng kênh Shopee trực quan và phù hợp với trải nghiệm người dùng: Thiết kế gian hàng sẽ là thứ đầu tiên gây ấn tượng với người mua. Hãy cố gắng thể hiện được những gì mà người dùng sẽ nhận được khi mua hàng của bạn và sự uy tín của bạn.
  • Hạn chế nhận điểm sao quả tạ từ Shopee
  • Nắm rõ các quy định và chính sách của Shopee: tránh các lỗi không đáng có và bị phạt tùy vào mức độ mà có hình thức phạt khác nhau
  • Không dùng cùng thiết bị bán và mua để đặt hàng trên chính kênh của mình: việc này bị Shopee phát hiện sẽ đánh dấu gian lận và khóa gian hàng.

PHÍ BÁN HÀNG TRÊN SHOPEE

Trên Shopee có 3 loại phí bán hàng mà nhất định bạn phải nắm rõ. Việc nắm rõ phí bán hàng trên Shopee sẽ giúp bạn tính toán được giá bán ra một cách hợp lý. Việc không tính phí bán hàng vào giá bán có thể dẫn đến tình trạng lỗ khi bán sản phẩm. 

phí bán hàng trên shopee

PHÍ THANH TOÁN

Phí thanh toán trên Shopee được áp dụng cho tất cả các người bán. 

Phí thanh toán trên Shopee được áp dụng với tất cả các hình thức thanh toán hiện tại với mức 2.2%.

phí thanh toán

Phí thanh toán được áp dụng với đơn hàng đã được giao thành công và sẽ được cấn trừ vào tài khoản thanh toán nhận được cho mỗi đơn hàng trước khi được cộng vào ví Shopee Pay của người bán.

Cách tính phí thanh toán như sau:

Phí thanh toán = (Tổng đơn hàng + Phí vận chuyển – Khuyến mãi đã áp dụng (nếu có)) x Mức phí áp dụng

PHÍ CỐ ĐỊNH

Phí cố định chỉ được áp dụng duy nhất với người bán Shopee Mall.

Phí cố định được tính dựa trên giá bán của sản phẩm khi đơn hàng được giao thành công. Phí cố định sẽ bao gồm cả thuế GTGT. Mỗi ngành hàng cũng sẽ có một mức phí cố định khác nhau. Bạn có thể xem mức phí cố định của từng ngành hàng tại đây!

Cách tính phí cố định:

Phí cố định = Tổng giá trị đơn hàng x Tỷ lệ phần trăm cố định (Đã bao gồm VAT)

PHÍ DỊCH VỤ

Phí dịch vụ được áp dụng với người bán có sử dụng gói dịch vụ Freeship Extra hoặc Hoàn xu Extra.

Phí dịch vụ sẽ được cấn trừ vào tài khoản thanh toán của người bán trước khi được cộng vào tài khoản Shopee Pay. 

Phí dịch vụ được tính 4% trên giá trị của mỗi sản phẩm và không quá 20.000đ cho một sản phẩm.

Bạn có thể tham khảo cách tính phí dịch như dưới đây:

cách tính phí dịch vụ

TỔNG KẾT

Bạn đã nắm được 3 loại phí bán hàng trên Shopee chưa? Hãy nhớ thật kỹ các loại chi phí nãy để lên kế hoạch sử dụng các công cụ xúc tiến bán hàng trên Shopee cho phù hợp với chi phí của Phí dịch vụ. Nắm bắt phí thanh toán và phí cố định để tính toán giá bán ra cho hợp lý nhất nhé!

Đừng quên đánh giá và bình luận về bài viết ở phía bên dưới nếu thấy bài viết hay. Theo dõi trang web NGUYEN NGOC DINH và kênh TikTok @nguyenngocdinh.net để học hỏi thêm nhiều kiến thức về Marketing Online.

0 0 votes
Article Rating
Đăng ký
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments