Bán hàng đa kênh: Xu hướng, Chiến lược, Phần mềm (2022)

0
3886
ban-hang-da-kenh-la-gi
5/5 - (2 bình chọn)

Nhằm hỗ trợ các bạn độc giả trên website nguyenngocdinh.net mình sẽ chia sẻ với các bạn các khóa học về MMO, Kinh doanh online, Tiếp thị liên kết( Affiliate Marketing), SEO, SEM,…hoàn toàn MIỄN PHÍ 100% để giúp mọi người cùng nhau học tập và phát triển. Các bạn có thể tham khảo trước các khóa này nhé, mình sẽ update đều đặn để các bạn theo dõi. Cảm ơn!

Khóa học digital marketing miễn phí
Toàn bộ khóa học Digital Marketing miễn phí – Truy cập ngay để học tập và kiếm tiền online ngay nha!
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN HỌC MIỄN PHÍ

Chúc các bạn học tập thật tốt và có thu nhập đầu tiên.

Trong những năm trở lại đây bán hàng đa kênh là một trong những xu hướng kinh doanh được các doanh nghiệp chú trọng và phát triển. Đa số các đơn vị kinh doanh online đều phải đưa hàng hóa dịch vụ của mình lên nền tảng online để tiếp cận tối đa khách hàng.

Chính vì nhu cầu thiết yếu đó, nhiều doanh nghiệp đã sẵn sàng đầu tư chi phí cho việc mua sắm các phầm mềm bán hàng đa kênh trên thị trường. Tuy nhiên vấn đề được đặt ra là hiện nay chưa có đơn vị chuyên về xây dựng hệ thống bán hàng đa kênh chuyên nghiệp để thực hiện sao cho hiệu quả.

PHẦN 1: TỔNG QUAN BÁN HÀNG ĐA KÊNH

1. Bán hàng đa kênh là gì?

Bán hàng đa kênh (tiếng Anh: Omnichannel) là chiến lược tiếp cận đa kênh nhằm cải thiện trải nghiệm của khách hàng và tạo sự gắn kết giữa thương hiệu với họ tại các điểm chạm (touch points).

Mô hình này được dùng trong tiếp thị, bán hàng, phục vụ khách hàng theo cách tạo ra những trải nghiệm tích hợp, nhất quán, bất kể khách hàng đang ở đâu, đang sử dụng kênh nào trên nền tảng online hay offline.

Thay vì hoạt động song song, các kênh được thiết kế tích hợp và phối hợp với nhau sao cho trải nghiệm của khách hàng trên tất cả các kênh sử dụng liền mạch, mang lại hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng các kênh đơn lẻ. Omni channel là mô hình ứng dụng hiệu quả để tăng doanh số và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.

Ví dụ: một khách hàng sau khi ghé thăm cửa hàng, họ trở về nhà và mua hàng trên thiết bị di động. Sau đó họ nhận được yêu cầu phản hồi về giao dịch mua vừa thực hiện qua email và phản hồi này được doanh nghiệp sử dụng để tạo trải nghiệm liền mạch hơn cho khách hàng trong tương lai.

Theo: Wikipedia

2. Phần tích điểm mạnh và hạn chế của bán hàng đa kênh

Lợi ích của Omni channel

  • Giúp cho khách hàng nhận diện được thương hiệu tốt hơn trên các nền tảng bán hàng khác nhau. Từ đó rút ngắn quy trình quyết định mua hàng của họ.
  • Cung cấp trãi nghiệm cho khách hàng một cách nhất quán, khiến họ dễ bị thuyết phục khi ra quyết định mua hàng
  • Thống kê được dữ liệu khách hàng để nắm bắt được nhu cầu và tiếp cận họ đúng thời điểm

Hạn chế của Omni Channel

  • Vì tiếp cận nhiều kênh bán hàng nên nếu công suất bán hàng trì trệ sẽ làm thất thoát và rủi ro nguồn lực cũng như tài chính đã huy động trước đó.

3. Xu hướng bán hàng đa kênh

Hiện nay việc cập nhật xu thế bán hàng trên đa nền tảng đang là một bài toán mà mọi doanh nghiệp cần phải giải quyết.

Nếu chỉ phụ thuộc vào 1 kênh bán hàng online duy nhất thì bạn không thể phát triển bền vững được.

Cần có một kế hoạch xây dựng hệ thống bán hàng đa kênh (Omnichannel Marketing) để tiếp cận khách hàng đa kênh và tạo trải nghiệm mua sắm liền mạch.

4. Chiến lược bán hàng đa kênh

Áp dụng chiến lược đa kênh giúp tăng doanh số bán hàng và làm giảm tối đa chi phí Marketing.

Lý do là khi bạn có hệ thống quản lý thì việc tối ưu vận hành trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

5. Kinh nghiệm bán hàng đa kênh

Đơn vị mình là một trong số ít triển khai hệ thống bán hàng đa kênh cho doanh nghiệp.

Với việc có kinh nghiệm triển khai nhiều nhãn hàng ở đa lĩnh vực từ thời trang, mỹ phẩm, nhà thuốc.

Mình rất tự tin chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm khi triển khai bán hàng đa kênh.

  • Tận dụng tối đa dữ liệu khách hàng (Big Data) thu thập được từ hệ thống để bán chéo, bán thêm, bán định kỳ.
  • Đồng bộ dữ liệu khách hàng từ nhiều kênh khác nhau từ sàn Thương Mại Điện Tử, Facebook, Zalo, Website
  • Hiểu bản chất của các kênh: kênh nào bán hàng? kênh nào chăm sóc?

PHẦN 2: PHẦN MỀM BÁN HÀNG ĐA KÊNH

Doanh nghiệp mong muốn áp dụng công nghệ vào việc kinh doanh online, trên thị trường không ít các công ty cho ra đời các công cụ để đáp ứng.

Để lựa chọn phần mềm bán hàng đa kênh vừa tiết kiệm chi phí vừa tối ưu & khai thác sao cho hiệu quả thì bắt buộc phải có kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực này.

Đã có rất nhiều công ty/doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh mua phần mềm xong nhưng không thể triển khai hoàn thiện được bởi vì thiếu đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp phụ trách.

Ở Việt Nam các công ty công nghệ như Haravan, Sapo đều là những đơn vị có uy tín & chất lượng. Có mặt trên thị trường nhiều năm, cũng như có lượng khách hàng sử dụng dịch vụ nhiều nhất.

1. Phần mềm bán hàng đa kênh Haravan

phan-mem-ban-hang-da-kenh-haravan

Theo đánh giá của mình thì các giải pháp phần mềm bán hàng đa kênh bên họ rất tốt để doanh nghiệp an tâm sử dụng.

Và sau đây là các phần mềm bán hàng đa kênh mình khuyên bạn nên tiềm hiểu: Haravan, Sapo, KiotViet, Nhanh.vn, Bota,…

2. Phần mềm bán hàng đa kênh Sapo

phan-mem-ban-hang-da-kenh-sapo

Việc lựa chọn phù hợp với công ty của bạn còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và quy mô kinh doanh online như thế nào nữa nhé!

3. Phần mềm bán hàng đa kênh KiotViet

PHẦN 3: QUY TRÌNH TRIỂN KHAI 

Để triển khai bán hàng đa kênh hiệu quả tiết kiệm được chi phí và thời gian thì doanh nghiệp nên lựa chọn những đơn vị triển khai đa kênh có uy tính & kinh nghiệm nhiều năm.

Sau đây là từng giai đoạn cụ thể trong quy trình triển khai hệ thống bán hàng đa kênh mà Vnet Media đã thực hiện cho phần lớn các dự án khách hàng.

  1. Giai đoạn khảo sát và chuẩn bị: Các công việc trong giai đoạn này nhằm mục đích đánh giá quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, tìm hiểu sản phầm – dịch vụ có phù hợp kinh doanh đa kênh. Sau đó tư vấn mua phần mềm bán hàng đa kênh tiết kiệm chi phí.
  2. Giai đoạn cài đặt phần mềm: cài đặt các chức năng cơ bản của phần mềm bán hàng đa kênh. Tiến hành thiết lập, đấu nối với các đơn vị vận chuyển, tạo lập đơn hàng đồng bộ với các sàn Thương Mại Điện Tử( TMĐT).
  3. Giai đoạn xây dựng các kênh bán hàng: sau khi làm các bước ở trên, tiếp theo là tiến hành xây dựng các kênh chủ lực để đẩy thông tin sản phẩm/dịch vụ lên các trang Website, Fanpage Facebook, Zalo Shop và sàn TMĐT như Shopee – Tiki – Sendo – Lazada.
  4. Giai đoạn vận hành & marketing: chuẩn bị nhân sự Marketing Online để tiếp tục quản lý các kênh bán hàng đã tạo ở giai đoạn 3. Các vị trí đó bao gồm: nhân viên chăm sóc sàn TMĐT, nhân viên quản trị Website, nhân viên quảng cáo Facebook – Google – Zalo.

Và trong trường hợp các doanh nghiệp không có được nguồn nhân sự có chuyên môn cao trong lĩnh vực Digital Marketing, TMĐT thì chúng tôi có thể giới thiệu nguồn lao động này.

PHẦN 4: LỜI KẾT

Bán hàng đa kênh( Omnichannel) là một hoạt động quan trọng để giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững và có nền tảng tốt để bức phá trong kinh doanh online. Sự cạnh tranh từ thị trường Thương Mại Điện Tử ngày càng lớn, liệu doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị đủ tốt để ứng phó.

Hãy liên hệ với đơn vị triển khai bán hàng đa kênh có kinh nghiệm, uy tín trên thị trường để bắt đầu hỗ trợ cho quý doanh nghiệp ngay hôm nay!

dang ky tu van

0 0 votes
Article Rating
Đăng ký
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments