3 bước làm BÁO CÁO & THUYẾT TRÌNH | Định’Story

0
1979
3 bước làm BÁO CÁO & THUYẾT TRÌNH Định’Story
5/5 - (3 bình chọn)

Xin chào các bạn,

Nay sáng thứ 7 với sự hào hứng trong công việc và vô cùng năng lượng. 

Sở dĩ cuối tuần rảnh việc và có thể viết các nội dung chia sẻ với mọi người, thì trong tuần Định đã giải quyết các công việc của mình 1 cách hiệu quả và nhanh chóng.

Đó cũng chính là lý do vì sao hiệu suất làm việc của mình luôn luôn cao.

Như Định có chia sẻ là kết thúc tập 20 là mình sẽ ngưng nói về quá trình làm việc tại Viettel, lấy tập đó làm điểm chạm cuối trong hành trình của mình.

Từ tập 21 trở đi Định sẽ nói đến các bài học đã đúc kết được để áp dụng vào trong hành trình khởi nghiệp và làm việc sau này.

Bạn có thể học hỏi và áp dụng cho bản thân được những gì thì hãy lưu lại để theo dõi nhé!

Trong chuỗi chia sẻ thì đây là bài thứ 2, Định nói về kỹ năng làm báo cáo, thuyết trình.

Ở kỹ năng này Định học từ Sếp cũ, và quan sát khi thấy Sếp mình làm báo cáo và thuyết trình với các Sếp Tổng.

Thì ở phần này mình để ý là có 3 bước cực kỳ quan trọng để làm báo cáo, và sau đó thuyết trình hiệu quả.

Thứ 1: Số liệu, kết quả

Tại sao phần này lại đưa lên đầu tiên, điều người nghe cần của một người báo cáo đó là đưa kết quả lên đầu để gây sự chú ý, tò mò, và sự hào hứng.

Số liệu chứng minh điều mình nói sau đây là hoàn toàn phù hợp và chính xác để người nghe cảm thấy không bị mất thời gian, và mất phương hướng.

Bạn biết không?

Điều mà bạn nói không được chứng minh bởi số liệu, kết quả trước đó sẽ khó mà có tính thuyết phục cao.

  • Một mệnh đề ĐÚNG thì dù cho GIẢI THÍCH có TỆ thì nó vẫn ĐÚNG
  • Một mệnh đề SAI thì dù cho GIẢI THÍCH có TỐT thì nó vẫn SAI

Bạn hiểu ý Định chứ, sẽ chẳng có đứa nào chịu 1 thằng NGHÈO đi giải thích

Còn thằng GIÀU thì không cần GIẢI THÍCH người khác cũng HIỂU.

Thứ 2: Biến số

Biến số là các yếu tố tác động trực tiếp đến KẾT QUẢ & SỐ LIỆU của bạn. Chính vì vậy mà bạn phải hiểu và rất hiểu những gì đang tác động vào kết quả chung của mình.

Nó có thể là yếu tố CHỦ ĐỘNG HOẶC BỊ ĐỘNG. Và dù cho nó như thế nào thì bạn vẫn phải có tính chủ động xử lý vấn đề cực cao.

Ví dụ: Làm thế nào mà tháng này chỉ đạt Doanh Số 10tr, đầu tháng e đặt KPIs là 100 cơ mà.

Sau số liệu e báo cáo với a lại thấp như vậy? -> Em đã làm như thế nào để có kết quả đó.

Chúng ta sẽ phân tích nhé. Sẽ có 2 mệnh đề.

  • Thứ 1: Số liệu rất tệ (10tr so với 100tr, còn thiếu 90tr nữa mới đủ KPIS)
  • Thứ 2: Làm thế nào mà đạt số liệu Tệ như thế. (Bạn cần liệt kê các bước mà bạn đã thực hiện)

Kết luận: Số liệu xấu là do các biến số nào tác động (Sản phẩm, hay thị trường, hay đối thủ, hay khách hàng không chất lượng, hay tư vấn bán hàng…)

Chúng ta cần nhìn vào Số liệu trước để đánh giá hiệu quả của 1 vấn đề, nếu nó XẤU thì đừng GIẢI THÍCH nhiều, nếu nó TỐT thì lại càng không cần giải thích.

Nhưng có 1 BÍ MẬT đó là bản thân bạn phải hiểu: Vì sao TỐT, vì sao XẤU?

Thứ 3: Đề suất

Như Định có chia sẻ ở vế Thứ 2 là sau khi giải thích cho bản thân hiểu Vì sao TỐT, vì sao XẤU?

Thì bây giờ bạn phải đưa ra các giải pháp và ý tưởng cho những kế hoạch hành động tiếp theo.

Chúng ta sẽ không ngủ quên trên chiến thắng và cũng sẽ không nản khi thất bại.

Cái giá mà chúng ta phải trải đó là sự căng thẳng, đau đầu, mệt mõi. Nhưng bạn sẽ gặt hái được kết quả tương xứng với những gì bạn bỏ ra.

Không có hành trình nào mà dễ dàng cả, tất cả đều cần bạn chăm chỉ và siêng năng.

Bạn cũng có thể áp dụng công thức 3 cột của Định để có thể đưa ra đề suất phù hợp.

Tác giả: Nguyễn Ngọc Định – Founder Blog NguyenNgocDinh.Net

0 0 votes
Article Rating
Đăng ký
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments