Xin chào các bạn,
Mình đã cùng nhau đi qua 1/4 chặng đường khởi nghiệp của Định. 25 tập khởi nghiệp kết thúc 1 hành trình gian lao và tiếp tục 1/4 câu chuyện tiếp theo sẽ gắn liền với những kỹ niệm đi đào tạo doanh nghiệp.
Với bản thân của Định thì mình cảm thấy may mắn vì khoảng thời gian được đi đào tạo cùng với thầy Vinh (mà sau này là người anh/em cùng khởi nghiệp).
Rất may mắn và mình tự cảm thấy như có 1 duyên số sắp đặt để Định tham gia hoạt động đào tạo từ lúc là sinh viên.
Khi học FPT Định cũng tham gia Tutor cho một số bạn cùng ngành về Digital Marketing.
Khi đó mình cũng có môi trường để rèn luyện kỹ năng thuyết trình, đứng trước mọi người trình bày 1 chủ đề nào đó ở lĩnh vực mình đang học và làm.
Định còn nhớ thời đó 1 buổi Tutor là 150k/buổi.
Không quan trọng số tiền này, điều cần thiết nhất lúc đó với mình là được trao dồi thêm kỹ năng và có cơ hội phát triển hơn trong thời gian tương lai.
Và nhờ vào những hoạt động năng nổ như thế, cộng với có cơ duyên được biết đến Thầy Vinh.
Và cũng tình cờ 1 hôm Thầy mới ibox hẹn đi Cafe ở Thủ Đức (lúc đó là gần trung tâm Đào Tạo Tin Học).
2 Thầy – trò ngồi cafe và trao đổi rất nhiều thứ, và có 1 điều khá thú vị là Thầy nói muốn đi trợ giảng không? Thì lúc đó mình cũng chỉ suy nghỉ đơn giản là trải nghiệm cho biết.
Thế là mình nhận lời để hỗ trợ, đi trợ giảng.
Thật thú vị là ngày đầu tiên đi trợ giảng có khá nhiều bất ngờ và bỡ ngỡ.
Tuy là Định cũng thuộc dạng hơi cứng cáp và có chút xíu kinh nghiệm rồi.
Nhưng lần đầu cũng có sự bối rối nhất định khi hỗ trợ.
Những việc hậu cần như: bấm máy chiếu, lao bảng, hay đơn giản là chuẩn bị nước lọc cho giảng viên đều cần phải học và quan sát để làm.
Điều hồi hộp hơn nữa đó là suy nghỉ: “Nhiều khi học viên hỏi mình không biết trả lời thì sao ta???”
Có bạn nào đi trợ giảng lần đầu thường sẽ có tâm lý chung như thế. Nhưng theo Định thì có 1 số kinh nghiệm khi người khác hỏi mà không nắm rõ câu trả lời thì có thể xử lý như sau:
Ah cái này sẽ không ảnh hưởng gì đến bài học e nhé.
Em tập trung vào phần nội dung chính của Thầy nhé, để lỡ trôi qua thì uổng.
Khi bạn nói như thế thì học viên họ sẽ tập trung vào người giảng viên và vấn đề mà họ hỏi sẽ được trôi qua.
Tuy nhiên vấn đề đó khi về nhà bạn cần nghiên cứu thêm và lần sau có gặp lại thì giải quyết nhé.
Thế đấy! Tập này mình sẽ cho bạn thấy cơ duyên mình đến với đào tạo là như thế. Nghe đơn giản phải không nào, nhưng điều này đã giúp mình thay đổi rất nhiều đó.
Và hành trình dấn thân và đào tạo còn nhiều thú vị.
Hẹn các bạn tập tiếp theo nhé!
Tác giả: Nguyễn Ngọc Định – Founder Blog NguyenNgocDinh.Net