Viettel và những bài học đầu đời | Định’Story

0
2196
5/5 - (2 bình chọn)

Xin chào các bạn,

Nay mình sẽ chia sẻ cho bạn những bài học mà mình đúc kết được trong quá trình thực tập tại Viettel.

Dĩ nhiên là từng giai đoạn mình sẽ kể theo hành trình của mình nhé, tập nay sẽ nói về quá trình thực tập trước đã, sau đó sẽ tới thời gian thử việc, rồi mới đến lên nhân viên chính thức.

Nói chung là phải đi từ từ để mọi người hiểu là mình đã tiến hóa như thế nào, đúng hem nè?

Và trong từng giai đoạn đó mình học được mọi thứ, học từ cách làm việc, học từ quy trình, học tư duy và văn hóa làm việc từ nơi công sở một cách bài bản nhất.

Nào, hãy cùng bắt đầu ngày hôm nay bạn nhé!


Giai đoạn thực tập – Một trong những thời gian quý báu nhất mà theo mình cảm nhận được.

Lý do vì sao? Như các bạn biết để vào thực tập tại Viettel chắc chắn bạn sẽ phải lọt qua nhiều vòng thi, sau đó phỏng vấn, rồi xét duyệt nhiều thứ.

Nhưng tại sao mình lại lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng.

Ah có một bí mật mà mình muốn chia sẻ đó là ban đầu mình không có dự định Apply vào Viettel đâu, mình nghĩ trong đó khá lỗi thời và không phù hợp với giới trẻ.

Nếu hiện nay bạn nào đang có quan niệm như thế thì mình khuyên nên xem lại đi nè, thật ra trong đó năng động hơn mình nghĩ, nếu không muốn nói là tăng động luôn đó. (Nói chung là cực vui).

Mình nhớ khi được phỏng vấn tại FPT một đoạn người Viettel qua để xét duyệt và khi đó mình và 1 bạn nữa (bạn này tên Khiêm) và 2 đứa mình được aHuy (mà hiện nay a đang đại diện Viettel Digital trong miền nam).

Kinh nghiệm của mình khi phỏng vấn đó là sự chân thành, tự tin thể hiện bản thân, và quan trọng là tạo dấu ấn riêng.

Và mình cũng làm tất cả những thứ tinh túy nhất từ trước đến này, và phần thể hiện của mình được đánh giá khá cao.

Và cuối cùng sau đợt đó mình đã được mời lên văn phòng Viettel Digital bên Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh (Văn phòng mà sau đó mình đã gắn bó một khoảng thời gian khá dài)

Và những điều mình đúc kết được trong thời gian thực tập đó là:

  • Không ai có nghĩa vụ phải chỉ dẫn bạn từng li từng tí – Bạn cần phải tự tìm tòi học hỏi mọi thứ và làm bất chấp khi sai thì sửa
  • Hiểu được văn hóa cho đi – nhận lại, bạn phải học cách giúp đỡ người khác trước khi muốn ai đó giúp bạn bất cứ việc gì dù là nhỏ nhất
  • Học cách biết ơn, biết ơn vì mọi thứ, vì mọi điều dù nó là điều tốt hay xấu xảy ra với bạn
  • Luôn luôn làm tốt phần nhiệm vụ, công việc được giao trước khi sáng tạo, hay đề xuất phương án mới

Đó mới là những thứ cơ bản thôi nè, còn bạn muốn bí quyết của mình khi làm trong thời gian đó không?

  • Hãy luôn luôn tìm cách giúp đỡ sếp của bạn, bằng mọi cách thức bằng mọi phương án ( vì khi bạn giúp đỡ, hoặc có thành ý hỗ trợ sếp thì bạn sẽ được người khác đào tạo tận tình)
  • Làm thêm giờ, ở lại văn phòng khi cần thiết – Đó là điều mình đã làm xuyên suốt và gần như thường xuyên luôn đó, khi mình ở lại và làm việc cặm cụi người khác thấy và luôn tìm cách hướng dẫn mình

Đó là điều mà mình muốn chia sẻ trong giai đoạn này với các bạn.

Mình đã làm những việc mà mình gần như không giỏi, khi được ai đó giao mình cố gắng làm trong khả năng hết mức của mình, và khi đó mình mới thật sự cần sự giúp đỡ.

Đó là tâm niệm và phong cách làm việc của mình!

Hy vọng qua câu chuyện và bài học thực tập này của mình bạn đã có thêm nhiều điều thú vị và các bạn đúc kết cho riêng các bạn nhé!

Câu chuyện tiếp theo mình sẽ nói đến các công việc mình đã làm trong quá trình thực tập để mọi người hình dung rõ hơn về ngành của mình nhé!

Hẹn các bạn ở tập 9.

See you!

Tác giả: Nguyễn Ngọc Định – Founder Blog NguyenNgocDinh.Net

0 0 votes
Article Rating
Đăng ký
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments