So sánh haravan và sapo: Ai mới là số 1?

0
2328
So sánh Haravan và Sapo
5/5 - (3 bình chọn)

Bạn đang tìm kiếm một bài viết so sánh haravan và sapo để đánh giá xem nên lựa chọn mua phần mềm bán hàng đa kênh nào sẽ tốt?

Đã nghe nói đến rất nhiều về phần mềm bán hàng nhưng chưa hiểu bên đơn vị nào là uy tín và tốt để có thể chọn mua.

Chủ doanh nghiệp, chủ shop kinh doanh online phải đắn đo rất nhiều khi quyết định đầu tư phần mềm bán hàng cho cửa hàng của họ.

Trên thị trường có vô số công cụ hỗ trợ kinh doanh, nếu chưa thật sự am hiểu tường tận về các phần mềm bán hàng Sapo, phần mềm bán hàng KiotViet, phần mềm bán hàng Haravan.

👉Sapo miễn phí 7 ngày:https://nguyenngocdinh.net/go/sapoomnichannel

👉Haravan miễn phí 14 ngày: https://nguyenngocdinh.net/go/haravan

>>> Liên hệ tư vấn bán hàng đa kênh qua Zalo tại link: ➡ https://zalo.me/0969535231

Và 1 số câu hỏi mà khách hàng, đối tác hay hỏi Định:

  • Chị mới kinh doanh online thì nên dùng phần mềm bán hàng nào?
  • Anh có quán cơm thì nên dùng phần mềm bán hàng nào quản lý hiệu quả?
  • Mình có 2 cửa hàng offline và 1 fanpage nên dùng loại nào để quản lý?

Tóm lại các câu hỏi Định khá chung chung và có nhiều thứ cần phải đào sâu thông tin để giúp họ có góc nhìn về các loại phần mềm trên thị trường hiện nay.

Trong bài viết này mình sẽ đề cập đến 12 tiêu chí để giúp bạn tự ra quyết định nên sử dụng phần mềm bán hàng đa kênh nào là tối ưu chi phí và phù hợp với bạn nhé!

Đọc thêm loạt bài viết về chủ đề so sánh phần mềm bán hàng để bạn có quyết định lựa chọn đúng đắn.

Hãy xem ngay bài viết này để giải đáp tất cả nhưng thắc mắc của bạn.

Bảng So sánh Haravan và Sapo

So sánh haravan và sapo
So sánh haravan và sapo
NO TIÊU CHÍ XEM XÉT HARAVAN SAPO
1 KÊNH BÁN HÀNG
OFFLINE
Bán tại cửa hàng & chuỗi Bán tại cửa hàng & chuỗi
2 KÊNH BÁN HÀNG
ONLINE
Website, Instagram, Zalo
Facebook: 5 Fanpage
Shopee, Tiki, Lazada, TikTok Shop: 12 Gian hàng
Website,
Facebook: 10 fanpage, 30 quản trị viên
Sendo, Shopee, Lazada, TikTok Shop: 40 gian hàng trên 5 sàn
3 KÊNH MARKETING Tích hợp quảng cáo Google Smart Shopping tự động  
4 LOGISTICS Tích hợp hơn 15 nhà vận chuyển: GHN, ViettelPost, VNPost, DHL, GrabExpress, Ahamove,… Tích hợp hơn 15 nhà vận chuyển: GHN, ViettelPost, VNPost, DHL, GrabExpress, Ahamove,…
5 PHIÊN BẢN Web, App Web, App
6 HÌNH THỨC TRẢ PHÍ Hợp đồng theo năm Hợp đồng theo năm
7 CHI PHÍ ĐẦU TƯ 600K/THÁNG 599K/THÁNG
8 CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG Kết nối với eSMS để gửi Zalo ZNS gửi tin chăm sóc Kết nối với eSMS để gửi Zalo ZNS gửi tin chăm sóc
9 DÙNG THỬ Bắt đầu trải nghiệm 14 ngày Bắt đầu trải nghiệm 7 ngày
10 TÍNH NĂNG ĐỒNG BỘ Giá, đơn hàng, tồn kho Giá, đơn hàng, tồn kho
11 TÍNH NĂNG QUẢN LÝ TẬP TRUNG Hàng hóa,
Đơn hàng
Tồn kho
Khách hàng
Báo cáo
Hàng hóa,
Đơn hàng
Tồn kho
Khách hàng
Báo cáo
12 HỆ THỐNG BÁO CÁO Có hệ thống báo cáo trực quan Có hệ thống báo cáo trực quan

Mình từng trãi qua rất nhiều phần mềm bán hàng, triển khai các hệ thống bán hàng đa kênh cho các đơn vị doanh nghiệp & tập đoàn.

Nên rất thấu hiểu nhu cầu của các chủ doanh nghiệp khi lựa chọn phần mềm bán hàng như Sapo, KiotViet, Haravan, Nhanh.vn

Điểm chung khi sử dụng các phần mềm bán hàng đa kênh như Haravan,Sapo, KiotViet là giải quyết các vấn đề như:

  • Phải thường xuyên có mặt tại cửa hàng để giám sát
  • Không kiểm soát được hàng tồn kho để hạn chế thất thoát
  • Không nắm được tình hình kinh doanh theo ngày/tháng/năm
  • Nhiều sai sót chậm trễ khi bán hàng
  • Nhiều mặt hàng và thông tin hàng hóa 
  • Khó nắm bắt thông tin khách hàng và quản lý nhà cung cấp

Bài so sánh phần mềm Haravan và Sapo này không phải là bài PR cho các đơn vị trên. Mình muốn chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm có được để mọi người có thể tự lựa chọn cho mình một phần mềm bán hàng đủ tốt để kinh doanh.

Trước khi so sánh mình muốn đề cấp đến bộ quy tắc, tiêu chí sau đây để mọi người tiện theo dõi. Vì so sánh là một công việc khá khó khăn nếu không dựa trên những tiêu chí này.

1. Quy mô công ty

Mình muốn đề cập đến số lượng khác hàng mà cả Haravan và Sapo đang phục vụ tính đến thời điểm hiện tại.

Dĩ nhiên bên nào ra đời sớm hơn sẽ có ưu thế về mặt số lượng khách hàng. Nhưng mình vẫn sẽ nói đến một yếu tố nữa đó là khách hàng này là ai?

  • Haravan: +150.000 cửa hàng đang sử dụng
  • Sapo: +100,000 doanh nghiệp và chủ shop đã chọn

Và khách hàng của họ là ai?

  • Haravan: Vinamilk, concung, coffeehouse, dell, bitis, Vinmart
  • Sapo: Lug.vn, Viglacera, Sonha, HongHa, DHK, EmJPo, Beemart

2. Các gói dịch vụ

Sapo, Haravan đều sẽ có những thế mạng nhất định của mình, sẽ không bàn đến việc phần mềm bán hàng nào tốt nhất. Chỉ có sự phù hợp với mỗi cá nhân, doanh nghiệp ở từng thời điểm.

Bonus thêm: Sapo là một nền tảng bán hàng có khả năng mở rộng cao, tích hợp với các đơn vị cung cấp phần mềm Marketing khác để hỗ trợ cho nhà bán hàng tốt nhất.

Haravan là đơn vị có nhiều đơn vị tích hợp để phát triển các ứng dụng phần mềm, nên khả năng kết nối với bên thứ 3 tốt.

3. Các lĩnh vực phù hợp

Để so sánh haravan và sapo về mức độ phù hợp với các lĩnh vực kinh doanh thật không đơn giản. Cả 2 đều có lợi thế riêng, họ đều có những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu từ phía khách hàng.

Haravan theo quan sát của mình họ thiên hướng phục vụ các khách hàng dạng chuỗi, hệ thống kinh doanh Offline hơn so với kinh doanh Online.

Sapo thì hướng về phục vụ khách hàng có xu hướng bán online, tham gia vào thị trường thương mại điện tử.

Lĩnh vực Haravan và Sapo phục vụ bao gồm: Thời trang, Bar, café & Nhà hàng, Karaoke, Tạp hóa, Điện thoại & Điện máy, Nội thất & Gia dụng, Nhà thuốc, Mỹ phẩm, Siêu thị mini, Nông sản & Thực phẩm, Vật liệu xây dựng, Xe, Máy móc & linh kiện, Sửa chữa, Mẹ & Bé, Hoa & Quà tặng, Sách & Văn phòng phẩm, Ngành hàng khác.

4. Giao diện quản trị 

Đây là yếu tố UI/UX (nói chung là tính thẩm mỹ) được đánh giá là khả năng sắp xếp các bố cục chức năng của phần mềm, màu sắc, font chữ của hệ thống quản lý bán hàng có thu hút và dễ dàng sử dụng.

Haravan xuất phát điểm sớm hơn, giao diện đơn giản, dễ sử dụng, không quá rờm rà phức tạp nên một người dù không rành công nghệ vẫn có thể sử dụng.

Thông thường đối tượng dùng KiotViet là các cô chú có cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini họ ít am hiểu về công nghệ nên KiotViet đánh vào yếu tố này để thiết lập giao diện phần mềm.

Sapo thì phong cách UI/UX hiện đại hơn, do mới được phát triển và đầu tư sau này. Nhóm phân khúc khách hàng cũng trẻ trung hơn nên giao diện sẽ thu hút.

5. Tính năng của sản phẩm

Để so sánh các gói dịch vụ của Sapo & KiotViet phải đặt vào một bối cảnh cụ thể.

Khi đó cần xác định khách hàng họ cần gì? Và giải pháp nào sẽ phù hợp với họ.

Có cửa hàng, showroom, chi nhánh bán hàng: 

  • Phần mềm bán hàng Offline: POS (Point of sale)
  • Phần mềm bán hàng Online: OMNICHANNEL
    • Website
    • Social (Facebook, Instagram, Zalo)
    • Sàn TMĐT (Shopee, Tiki, Lazada, Sendo)

Không có cửa hàng, không có nhu cầu rõ ràng

Nói đơn giản cho bạn dễ hiểu, dù nhu cầu là gì đi chăng nữa thì Haravan và Sapo đều có những giải pháp dành riêng cho doanh nghiệp của bạn.

6. Chi phí dịch vụ

Sapo & Haravan đều có những gói dịch vụ hỗ trợ đa dạng khách hàng khác nhau.

Sapo có phần nhỉn hơn khi các sản phẩm được đóng gói theo từng nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng và kinh phí tương đối đa dạng hơn.

Riêng Sapo họ có những sản phẩm đi kèm để bổ trợ cho nhà bán hàng. Khách hàng có thể thêm các gói bổ sung để phục vụ công việc kinh doanh online.

Sapo Omnichannel – Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh

Với +100.000 cửa hàng sử dụng | Chỉ từ: 30.000đ/ngày

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ TRONG 7 NGÀY

Haravan: bạn tham khảo gói Haravan Omnichannel 600k/tháng (nếu bạn muốn mua thêm các dịch vụ mới để hỗ trợ bán hàng thì chỉ cần bỏ thêm chi phí theo từng gói).

Haravan Omnichannel – Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh

Với +100.000 cửa hàng sử dụng | Chỉ từ: 30.000đ/ngày

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ TRONG 14 NGÀY

Lời kết

Bài viết so sánh haravan và sapo mình đề cập ở nội dung trên không nhằm PR cho bất kỳ một phần mềm bán hàng đa kênh nào.

Tất cả đều đến từ sự quan sát, phân tích và trãi nghiệm khi triển khai hệ thống bán hàng đa kênh cho các doanh nghiệp tại Việt Nam & Nước Ngoài.

Mọi quyết định của bạn đều cần dựa vào nhu cầu sử dụng, giá cả hợp lý, hỗ trợ bán hàng đến từ đơn vị cung cấp phần mềm như Sapo, KiotViet, v.v

Hy vọng các chủ doanh nghiệp, chủ shop kinh doanh online có thể tự mình lựa chọn được phần mềm bán hàng phù hợp.

Mọi ý kiến bạn có thể để lại bình luận bên dưới bài viết. Đóng góp của bạn rất quan trọng để giúp mình cải thiện.

chat zalo

Đọc tiếp:

Chúc các bạn kinh doanh thành công!

0 0 votes
Article Rating
Đăng ký
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments